Dân cư - tôn giáo San_Marino

Vương cung thánh đường San Marino

Tôn giáo tại San Marino (2011)[5]

  Công giáo Roma (97.2%)
  Tin Lành (1.1%)
  Hệ phái Kitô giáo khác (0.7%)
  Do Thái giáo (0.1%)
  Đức tin khác (0.1%)
  Không tôn giáo (0.7%)
  Không trả lời (0.1%)

Dân số San Marino hiện nay là khoảng 29.615 người. Gồm 2 dân tộc chính là người Sammarinngười Italia. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Italia.

San Marino là một nhà nước có đa số dân theo Công giáo Rôma - hơn 97% dân số tuyên xưng đức tin Công giáo Rôma, nhưng nó không phải là tôn giáo của quốc gia. Khoảng một nửa trong số những người xưng là Công giáo thực hành đức tin, không thấy Giám mục ở San Marino. Trong lịch sử, các giáo xứ khác nhau ở San Marino đã được phân chia giữa hai giáo phận Ý, chủ yếu trong giáo phận Montefeltro, và một phần trong giáo phận Rimini. Năm 1977, biên giới giữa Montefeltro và Rimini đã được điều chỉnh để tất cả các giáo xứ ở San Marino tách khỏi giáo phận Montefeltro. Các Giám mục Montefeltro-San Marino nằm ở Pennabilli, Ý.

Tuy nhiên, có một quy định về thuế thu nhập mà đối tượng nộp thuế có quyền yêu cầu phân bổ 0,3% thuế thu nhập của họ với Giáo hội Công giáo Rôma hoặc các tổ chức từ thiện khác. Các nhà thờ khác bao gồm hai giáo phái của Kitô giáo là Giáo hội Waldensian và Nhân Chứng Giê-hô-va.

Sự hiện diện của Do Thái giáo ở San Marino đã có ít nhất là 600 năm qua được đề cập đến đầu tiên bởi người Do Thái ở San Marino cuối thế kỷ XIV, trong các văn bản chính thức có ghi lại các giao dịch kinh doanh của người Do Thái. Có nhiều tài liệu trong suốt thế kỷ XVthế kỷ XVII mô tả các giao dịch của người Do Thái và xác minh sự hiện diện của một cộng đồng Do Thái ở San Marino. Người Do Thái đã được yêu cầu đeo phù hiệu đặc biệt và sống cách biệt với người Công giáo, nhưng cũng được phép có sự bảo vệ chính thức của chính phủ.